Social commerce bứt tốc nhờ sự bành trướng của mạng xã hội

Mạng xã hội hiện là một trong những kênh phổ biến thúc đẩy mua sắm trực tuyến tại Việt Nam, bên cạnh các nền tảng thương mại điện tử.

Đại dịch đã góp phần thúc đẩy thói quen mua sắm trực tuyến, trở thành giải pháp tối ưu thời dịch, thay thế hình thức mua bán truyền thống. Nhờ đó, kinh doanh trực tuyến ngày càng mở rộng và đa dạng về hình thức, nội dung. Song song với sự bùng nổ của các nền tảng thương mại điện tử, Social commerce hiện là một trong những loại hình dịch vụ cung ứng sản phẩm thông qua các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo, Youtube, Instagram, TikTok...

Theo Báo cáo chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2022, các hoạt động kinh doanh trên các nền tảng này liên tục tăng trưởng. Riêng năm 2021 đã có tới 57% doanh nghiệp cho biết có sử dụng hình thức kinh doanh này.

Công nghệ 4.0 phát triển mạnh mẽ giúp việc mua bán hàng hóa trực tuyến thuận tiện và phổ biến hơn. Ảnh: Khánh Tăng

Công nghệ 4.0 phát triển mạnh mẽ giúp việc mua bán hàng hóa trực tuyến thuận tiện và phổ biến hơn. Ảnh: Khánh Tăng

Mạng xã hội được dự đoán sẽ là "kinh đô mua sắm" mới của người tiêu dùng. Theo số liệu từ GWI, trong năm qua, 62,6% người tiêu dùng Việt coi mạng xã hội là phương tiện tìm kiếm thông tin về thương hiệu và sản phẩm. Con số này cao hơn cả các công cụ tìm kiếm như Google, Bing... chỉ với 52,9%, hay các ứng dụng mua sắm trên điện thoại với 37,9%.

Trong báo cáo mới của công ty tư vấn Accenture, mua sắm trên mạng xã hội dự kiến đạt 1.200 tỷ USD vào năm 2025, tăng từ 492 tỷ USD năm 2021. Xu hướng này chủ yếu được thúc đẩy bởi người tiêu dùng thế hệ Z và Millennial, những người dự kiến sẽ chiếm 62% chi tiêu thương mại mạng xã hội toàn cầu vào năm 2025.

Trong một cuộc khảo sát gần đây, có tới 75% người tiêu dùng Gen Z cho biết họ đang dùng nhiều hơn 4 nền tảng mạng xã hội cùng lúc, nhóm Millennials là 63%. NNhóm Gen X với tỷ lệ tiếp cận công nghệ, internet thấp hơn hai thế hệ trên, cũng ghi nhận 62% sử dụng tới ba nền tảng mạng xã hội cùng lúc. Số liệu phần nào cho thấy người tiêu dùng sẽ tiếp tục duy trì lối sống trực tuyến song hành cùng ngoại tuyến, giúp tăng trải nghiệm cuộc sống linh hoạt, thuận tiện, đầy đủ hơn.

Mạng xã hội hiện là công cụ thương mại thuận tiện bên cạnh các nền tảng thương mại điện tử. Ảnh: Nguồn

Mạng xã hội hiện là công cụ thương mại thuận tiện bên cạnh các nền tảng thương mại điện tử. Ảnh: Khánh Tăng

Tuy nhiên, người tiêu dùng Việt vẫn tin tưởng nhận xét từ người khác với tỷ lệ 90% hơn là quảng cáo từ thương hiệu, chỉ chiếm 30%. Theo đó, để chinh phục người tiêu dùng, các doanh nghiệp có thể đầu tư ngân sách vào mạng xã hội. Đồng thời, đơn vị cũng có thể hợp tác với những cá nhân có tầm ảnh hưởng lớn tới quyết định mua hàng của người tiêu dùng như nhóm influencer (người ảnh hưởng), KOC (khách hàng ảnh hưởng) hay các cộng đồng liên quan tới thương hiệu... hiện đực xem là chiến lược tiếp thị đáng để cân nhắc trong xu thế hiện nay.

Nắm bắt xu hướng và những lợi thế từ mảnh đất màu mỡ này, các doanh nghiệp đang cố gắng sáng tạo nhiều phương thức tiếp cận khách hàng cũng như tận dụng tối đa lợi ích từ mạng xã hội. Nền tảng này hứa hẹn là công cụ đắc lực giúp thương hiệu tăng trưởng bền vững, từ đó tạo ra bước phát triển lớn với lượng khách hàng ổn định
Nguồn tại: vnexpress.net
 
Top