'Không số hóa dịch vụ tài chính sẽ không có thương mại điện tử'

Nếu chưa số hóa dịch vụ tài chính, doanh nghiệp không thể giao dịch trên sàn thương mại điện tử, theo bà Bùi Thu Thủy đến từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Chia sẻ tại Tọa đàm "Số hóa dịch vụ tài chính trong hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ" trên Báo VnExpress, bà Bùi Thu Thủy, Phó cục trưởng Cục phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch đầu tư cho biết, trong thời gian vừa qua, doanh nghiệp Việt Nam liên tiếp trải qua nhiều khó khăn thách thức do Covid-19 và bất ổn địa chính trị, nguy cơ suy thoái kinh tế thế giới. Trong bối cảnh này, thương mại điện tử đã nổi lên như một giải pháp tháo gỡ khó khăn, thậm chí là giải pháp duy nhất cho các doanh nghiệp muốn mở rộng thị phần, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.

Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là doanh nghiệp siêu nhỏ từ chỗ ngại chuyển đổi số, chỉ bán hàng trực tiếp thì nay đã sẵn sàng kinh doanh, xuất khẩu trực tuyến. Theo đó, ngay cả những doanh nghiệp địa phương, ở khu vực xa trung tâm cũng có thể xuất khẩu, bán sản phẩm của mình ra nước ngoài.

Số liệu của Amazon cho thấy, năm 2021 đã có 7,2 triệu sản phẩm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam được bán thông qua sàn thương mại điện tử này, tăng gần 35% so với năm 2020.

Bà Bùi Thu Thủy, Phó cục trưởng Cục phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch đầu tư. Ảnh: Thanh Tùng

Bà Bùi Thu Thủy, Phó cục trưởng Cục phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch đầu tư. Ảnh: Thanh Tùng

Theo bà Bùi Thu Thủy, hỗ trợ mạnh mẽ cho thương mại điện tử chính là nền tảng thanh toán trực tuyến cùng các dịch vụ tài chính khác được số hóa, là công cụ giúp doanh nghiệp thuận tiện trong giao dịch.

"Nếu các sản phẩm dịch vụ tài chính chưa được số hóa thì doanh nghiệp không thể giao dịch trên sàn thương mại điện tử, khó mở rộng kinh doanh, xuất khẩu được", bà Bùi Thu Thủy nhận định.

Bên cạnh những nét tích cực, việc chuyển đổi số sang kinh doanh trên thương mại điện tử, xuất khẩu trực tuyến cũng gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.

Hiện, nhiều ngân hàng trong nước triển khai số hóa 4 nhóm dịch vụ tài chính, bao gồm mở tài khoản, nguồn vốn, thanh toán và hỗ trợ doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu. Các nhóm dịch vụ này hoàn toàn được thực hiện 100% online, hỗ trợ đáng kể cho doanh nghiệp nhỏ chưa có nhiều kinh nghiệm về thương mại điện tử, điển hình như các bộ giải pháp Ecompay và Simplify của VPBank

Ông Đào Gia Hưng, Phó giám đốc khối SME VPBank cho biết, ngân hàng đã nỗ lực mở rộng mạng lưới đối tác, cung cấp các giải pháp số hóa hệ thống, hỗ trợ doanh nghiệp dịch chuyển kinh doanh số nhằm tiết kiệm chi phí và chủ động tìm được cơ hội trong mọi hoàn cảnh thông qua bộ giải pháp thanh toán Ecompay và Simplify.

Ông Đào Gia Hưng, Phó giám đốc khối SME VPBank. Ảnh: NVCC

Ông Đào Gia Hưng, Phó giám đốc khối SME VPBank. Ảnh: NVCC

Theo ông Hưng, bộ giải pháp thanh toán online Ecompay - Simplify giúp người bán hàng thiết lập một website hoặc gian hàng trực tuyến hoàn toàn miễn phí (đăng ký với Bộ Công Thương) được tích hợp sẵn cổng thanh toán vớivà cho phép khách hàng thanh toán qua đa dạng các loại thẻ.

Các bộ giải pháp thanh toán online giúp khách hàng doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, thời gian. Ảnh: VPBank

Các bộ giải pháp thanh toán online giúp khách hàng doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, thời gian. Ảnh: VPBank

Trong đó, Simplify dành cho khách hàng chưa có website, Ecompay dành cho khách hàng có nền tảng rồi nhưng chưa có cổng thanh toán. Thậm chí, các doanh nghiệp lớn có thể triển khai cùng lúc cả 2 giải pháp, tạo sự đồng bộ chặt chẽ trong quy trình quản lý vận hành cũng như tiết kiệm đáng kể chi phí. Qua đó, doanh nghiệp có thể tối ưu thời gian xử lý các vấn đề cấp bách như trả tiền hàng hóa, trả lương nhân viên và thực hiện các giao dịch trực tuyến khác.

"Với sự hỗ trợ của nền tảng thanh toán như vậy, doanh nghiệp kể cả siêu nhỏ, cũng có thể ngay lập tức bước vào thế giới bán hàng, xuất khẩu trực tuyến mà không cần phải đầu tư quá nhiều vào công nghệ và thời gian", ông Hưng chia sẻ.
Nguồn tại: vnexpress.net
 
Top