Công nghệ giúp thu hẹp khoảng cách với người dùng trên thương mại điện tử

Các cải tiến công nghệ, thương mại trên thương mại điện tử góp phần xóa bỏ ranh giới mua hàng online-offline, đáp ứng nhu cầu trải nghiệm sản phẩm trước khi mua của người dùng.

Dù là tín đồ mua sắm trực tuyến, Thùy Linh (Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn đắn đo khi quyết định mua mỹ phẩm hay các sản phẩm làm đẹp trên kênh online. "Dù đã đọc mô tả sản phẩm, công dụng, thành phần... nhưng không biết khi bôi lên mặt sẽ kết quả thế nào. Tôi không có kinh nghiệm mua mỹ phẩm online nên dù đã xem video đánh giá, gợi ý từ người nổi tiếng nhưng nhiều sản phẩm khi mua về lại không hợp da và gương mặt mình", Linh cho biết.

AR - công nghệ ảo, lợi ích thật

Không riêng Thùy Linh, nhiều người tiêu dùng khác cho biết họ muốn trải nghiệm trực tiếp sản phẩm trước khi mua, đặc biệt với nhóm hàng mỹ phẩm, chăm sóc sắc đẹp. Nhiều người sẵn sàng đến các cửa hàng truyền thống thử sản phẩm lên da, chờ đến các đợt lễ hội mua sắm trên thương mại điện tử mới mua để được giảm giá và nhận nhiều quà đính kèm. Song đây không hẳn là giải pháp tối ưu cho tất cả.

Để giải quyết bài toán "thử trước, mua sau" cho ngành hàng mỹ phẩm, nhiều thương hiệu đã hợp tác với các nền tảng thương mại điện tử lớn, phát triển và ứng dụng các công nghệ thực tế ảo (AR) và trí tuệ nhân tạo (AI). Nhà bán hàng có thể cung cấp trải nghiệm giác quan cho người dùng bằng cách xây dựng các kết nối "thật", cho khách hàng cảm giác trải nghiệm sản phẩm thực tế như tại cửa hàng truyền thống.

Cụ thể, với công nghệ thực tế tăng cường (AR), người dùng có thể thử màu son, phấn mắt với camera trước của điện thoại. Từ đó họ có thể hình dung sản phẩm trực quan, thực tế và đưa ra lựa chọn mua sắm chính xác hơn.

Người dùng có thể thử các sản phẩm makeup bằng camera trước nhờ công nghệ VR. Ảnh: Lazada Việt Nam

Người dùng có thể thử các sản phẩm makeup bằng camera trước nhờ công nghệ VR. Ảnh: Lazada Việt Nam

Tốc độ đổi mới trên thị trường trực tuyến là yếu tố tiên quyết

Dù việc áp dụng công nghệ thực tế tăng cường AR vào bán hàng tại Việt Nam cho thấy phần nào hiệu quả tích cực, song lĩnh vực này vẫn còn khá mới ở thị trường bán hàng trực tuyến trong nước. Theo đó, các sàn thương mại điện tử có thể nắm bắt cơ hội này, gia tăng lợi thế cạnh tranh.

Là một trong những nền tảng mua sắm trực tuyến lớn tại Việt Nam, Lazada đã sớm ứng dụng công nghệ này nhằm nâng cao trải nghiệm cho người dùng, nhất là các tín đồ làm đẹp. Hiện Estée Lauder Companies, L'Oreal, Shu Uemura... là những thương hiệu tiên phong hợp tác ứng dụng công nghệ trải nghiệm sản phẩm trực tuyến - Virtual Try On (VTO) trên nền tảng.

Đại diện Estée Lauder Companies cho biết với nhãn hàng về make-up nói riêng và làm đẹp nói chung, ứng dụng công nghệ AR giúp thu hẹp khoảng cách với người dùng. Cụ thể, khách hàng thường quan ngại tone màu, kết cấu sản phẩm không giống mô tả của nhãn hàng. Công nghệ AR sẽ giúp giải quyết nỗi lo đó và thúc đẩy họ tự tin hơn khi mua hàng.

Với những thương hiệu thuộc phân khúc cao cấp như Estée Lauder, Bobbi Brown, Clinique, M.A.C... khách hàng thường đắn đo khi phải bỏ ra số tiền lớn mà không được trải nghiệm sản phẩm trước. Đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh kéo dài không thể ra ngoài mua sắm thuận tiện, xu hướng mua sắm online cũng tăng cao.

"Sau thời gian thử nghiệm, lượng truy cập tăng trưởng ở mức nhất định. Đặc biệt, tỷ lệ chuyển đổi thành đơn hàng của các sản phẩm có ứng dụng VTO cao gấp 3 lần so với những sản phẩm khác. Đó là dấu hiệu tốt bởi người tiêu dùng đã có phản ứng tích cực với những sản phẩm có VTO. Nếu có thể quảng bá nhiều hơn về ứng dụng cũng như tối ưu hóa hiển thị ứng dụng đến người tiêu dùng, VTO có thể giúp phần xóa bỏ ranh giới giữa mua sắm online - offline", đại diện Estée Lauder Companies đánh giá.

Gian hàng Estée Lauder trên Lazada. Ảnh: Lazada Việt Nam

Gian hàng Estée Lauder trên Lazada. Ảnh: Lazada Việt Nam

Trên nền tảng Lazada nói chung, tính năng VTO đến nay đã góp phần giúp các đối tác thương hiệu LazMall trong lĩnh vực làm đẹp tăng tỷ lệ chuyển đổi lên đến 3,1 lần. Giá trị đơn hàng trung bình tăng đến 11%. Bước tiến công nghệ trong bán và mua hàng này của Lazada được nhiều đối tác đánh giá cao, cho thấy tầm nhìn và chiến lược đổi mới trải nghiệm khách hàng.

"Khác biệt hóa trải nghiệm khách hàng trên LazMall là một trong những chiến lược đi đầu của Lazada, bao gồm cung cấp giao diện giúp nâng cao trải nghiệm mua và bán hàng chuyên nghiệp dành cho các đối tác LazMall; đa dạng hóa chương trình quảng cáo dành riêng cho các sản phẩm cỡ nhỏ, giúp thương hiệu tiếp cận với khách hàng mới; thêm các tính năng thu thập, đổi điểm để thương hiệu có thêm nhiều khách hàng thân thiết. Đồng thời, nền tảng cũng hỗ trợ giới thiệu thương hiệu, mã sản phẩm và ưu đãi mới", ông Madhur Deep, Giám đốc Kinh doanh Lazada Việt Nam cho biết.

Vị Giám đốc khẳng định mục tiêu của nền tảng là đưa LazMall thành điểm đến mua sắm đáng tin cậy, đem đến sự thuận tiện và đa dạng trong chủng loại, mẫu mã sản phẩm, thông qua các sáng kiến công nghệ và thương mại. Từ đó, sàn có thể phục vụ người tiêu dùng và các đối tác thương hiệu trong và ngoài nước tốt hơn.

Một góc trưng bày, trải nghiệm công nghệ tại Diễn đàn Tương lai Thương hiệu LazMall 2022, tổ chức bởi Tập đoàn Lazada ngày 1/9. Ảnh: Lazada

Một góc trưng bày, trải nghiệm công nghệ tại Diễn đàn Tương lai Thương hiệu LazMall 2022, tổ chức bởi Tập đoàn Lazada ngày 1/9. Ảnh: Lazada

Qua các số liệu và nhận định thực tế từ các đối tác, người dùng trải nghiệm công nghệ mới VTO, bước tiến này của Lazada đã giúp các nhãn hàng thu về kết quả tích cực trong đợt "Lễ hội mua sắm 9.9 - Siêu sale chính hãng" năm nay. Cụ thể, trong 1 giờ đầu tiên diễn ra lễ hội mua sắm, doanh số toàn sàn Lazada tại Đông Nam Á tăng trưởng gấp 50 lần so với ngày thường. Riêng doanh số LazMall cũng tăng mạnh gấp 75 lần so với ngày thường.

Riêng tại Việt Nam, ngành hàng thời trang và làm đẹp cũng ghi nhận tăng trưởng ấn tượng trong 2 giờ đầu "Lễ hội mua sắm 9.9". Số đơn hàng tăng lần lượt gấp 62 lần và 102 lần so với ngày thường. Đồng thời, LazMall cũng thu về số người dùng "Ưu đãi thành viên" (LazMall Brand Membership) trong ngày 9/9 tăng gấp 4 lần so với ngày thường. Tính năng "Trải nghiệm và mua sắm" (Try & Buy) các sản phẩm mẫu thử với giá ưu đãi cũng giúp tăng 45% người mua mới cho các thương hiệu tham gia chương trình.

Xuyên suốt "Lễ hội mua sắm 9.9", kênh LazLive cũng ghi nhận tổng lượt xem tăng gấp đôi. Doanh thu kênh này cũng tăng gấp ba lần so với cùng kỳ năm ngoái. Những số liệu này phần nào cho thấy nỗ lực của Lazada trong việc ứng dụng công nghệ để tối ưu trải nghiệm mua sắm cho người dùng, giúp các thương hiệu kinh doanh hiệu quả hơn trên thương mại điện tử.
Nguồn tại: vnexpress.net
 
Top